Rượu Champagne, hay còn gọi là rượu sâm banh, đã trở thành biểu tượng của sự sang trọng, những dịp đặc biệt và các bữa tiệc đẳng cấp. Với những bọt khí lấp lánh và hương vị tinh tế, rượu Champagne không chỉ là một loại rượu vang sủi thông thường, mà còn chứa đựng rất nhiều câu chuyện thú vị và lịch sử đáng khám phá. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu 10 sự thật thú vị về rượu Champagne mà có thể bạn chưa biết. Những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những điều đặc biệt của loại rượu vang nổ này.

1. Quyền sử dụng tên gọi “Champagne”

Quyền sử dụng tên gọi “Champagne”

Một trong những sự thật thú vị và quan trọng nhất về rượu Champagne là việc sử dụng tên gọi này. Ở hầu hết các quốc gia, việc sử dụng từ “rượu Champagne” để chỉ bất kỳ loại rượu vang sủi nào mà không đến từ vùng Champagne của Pháp đều là bất hợp pháp. Tại sao? Bởi vì rượu Champagne chỉ được sản xuất tại Pháp theo các phương pháp sản xuất rượu nghiêm ngặt và được bảo vệ bởi pháp luật. Cụ thể, rượu Champagne chỉ có thể được làm tại vùng Champagne thuộc đông bắc nước Pháp. Chỉ những chai rượu vang được làm từ nho trồng ở vùng Champagne và theo phương pháp riêng (Méthode Champenoise) mới được phép mang tên “Champagne”. Ngay cả các khu vực lân cận của Pháp cũng không được phép gọi rượu vang sủi của họ là Champagne.

2. Rượu vang sủi có nhiều tên gọi khác nhau trên thế giới

sự khác biệt giữa champagne và sparkling wine

Champagne không phải là tên gọi cho tất cả các loại rượu vang sủi bọt. Dưới đây là những tên gọi mà người ta dùng để gọi rượu vang nổ ở một số quốc gia khác nhau:

  • Prosecco – Ý

Được sản xuất chủ yếu ở vùng Veneto, Prosecco sử dụng phương pháp Charmat, lên men thứ cấp trong các thùng chứa áp suất lớn. Giống nho chủ yếu là Glera mang đến cho Prosecco hương vị tươi mới, ngọt ngào và các nốt hương hoa.

  • Cava – Tây Ban Nha

Chủ yếu được sản xuất ở Catalonia. Tại đây, các nhà sản xuất rượu vang cũng sử dụng phương pháp lên men trong chai để đạt được cấu trúc bong bóng bọt mịn đặc trưng. Các giống nho chính là Xarello, Macabeo và Parellada mang lại cho Cava một hương vị trái cây và một chút độ chua đặc trưng.

  • Champagne – vùng Champagne của Pháp

Champagne được làm theo phương pháp riêng của vùng đất này, trong đó quá trình lên men thứ cấp diễn ra ngay trong chai. Việc sử dụng các giống nho như Chardonnay, Pinot Noir và Pinot Meunier mang đến sự tinh tế cho rượu Champagne, trong khi khí hậu của vùng này vẫn duy trì được độ axit tươi mát.

  • Cremant – Rượu vang sủi Pháp ngoài vùng Champagne

Điều phân biệt rượu Champagne với các loại rượu vang nổ khác của Pháp là đến từ vùng sản xuất. Rượu vang sủi từ các vùng khác của Pháp không được gọi là Champagne, mà đa phần được gọi là Cremant (theo một số vùng).

  • English Sparkling Wine – Rượu vang sủi của Anh

Áp dụng phương pháp truyền thống mà người Pháp sử dụng, các nhà sản xuất rượu Anh tạo ra một loại rượu vang sủi bọt rất giống về phong cách với rượu Champagne. Được sản xuất ở những vùng ấm áp phía nam nước Anh như Surrey, Sussex, Kent, Hampshire, Norfolk, Suffolk và Essex.

>>> Nhấp ngay để khám phá đâu là yếu tố làm nên sự khác biệt giữa Champagne và Sparkling Wine và trở thành chuyên gia về rượu vang nổ!

3. Tốc độ bật nút khi mở rượu Champagne

Vang nổ đám cưới Champagne

Một trong những điều thú vị và cũng đầy bất ngờ về rượu Champagne là tốc độ bật nút chai. Khi nút chai rượu Champagne được bật ra, nó có thể đạt tốc độ lên đến 24,8 dặm/giờ (khoảng 40km/giờ). Lý do cho điều này là do sự tích tụ áp suất bên trong chai, đẩy nút chai ra ngoài khi lồng dây sắt được tháo bỏ. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn luôn hướng nút chai ra xa khỏi mình (và người khác) khi mở chai để tránh mọi tai nạn. Nếu không kiểm soát được nút chai, bạn có nguy cơ bị thương. Thực tế, đây là một trong những tai nạn gia đình phổ biến nhất ở Pháp!

4. Một chai rượu Champagne tiêu chuẩn chứa khoảng 49 triệu bọt khí

Theo nhà khoa học Bill Lembeck, chuyên gia về rượu Champagne, ông đã xác định lượng CO2 trong một chai 750ml và chia con số này cho thể tích của một bọt khí thông thường. Lưu ý: Ông không đếm bọt khí bằng mắt thường đâu! Từ đó kết luận rằng trong một ly rượu Champagne có khoảng 9,8 triệu bọt khí, và trong một chai rượu Champagne tiêu chuẩn 750ml có 49 triệu bọt khí. Đối với một ly trung bình, chúng có thể xuất hiện với tốc độ khoảng 30 bọt bong bóng mỗi giây khi bạn thưởng thức. Đó là một lượng bọt khí lớn, mang lại kết cấu “sủi bọt” đặc trưng mà chúng ta đều yêu thích của rượu sâm banh.

5. Chai rượu Champagne đắt nhất thế giới

Chai rượu Champagne đắt nhất thế giới

2.07 triệu đô la là giá của chai rượu Champagne đắt nhất thế giới. Chai Champagne “Goût de Diamants” được sản xuất tại điền trang gia đình GDD Chapuy ở Oger, nằm vùng đông bắc nước Pháp. Chai vang này được sử dụng nho Grand Cru được trồng ngay trên chính điền trang đó. Chai Champagne này có mức giá cao nhờ logo hoạ tiết kim cương của nó được chế tác thủ công từ vàng ròng nguyên khối 18 cara và trang trí bằng một viên kim cương trắng 19 cara cắt sâu ở giữa. Điểm nhấn của thiết kế không chỉ đại diện cho sự thanh lịch vượt thời gian mà còn là biểu tượng của GDD Chapuy về sự xa xỉ hoàn hảo và nghệ thuật thủ công truyền thống. Chai rượu Champagne này có một hương hoa tươi mát với vị kem đầy đặn cùng hậu vị mềm mại.

6. Không phải tất cả rượu vang nổ đều có niên vụ

“Niên vụ” là năm thu hoạch nho để sản xuất rượu vang đóng chai. Những chai rượu có niên vụ là sử dụng nho của một năm cụ thể, sẽ tiếp tục phát triển và cải thiện theo thời gian. Một số loại rượu sâm panh nổ không có niên vụ và được đóng dấu “N/V,” có nghĩa là “non-vintage” (không niên vụ). Những chai rượu vang sủi sẽ được phân loại là N/V, được làm từ nho thu hoạch của các năm khác nhau, và sẽ không có niên vụ của một năm cụ thể. Các nhà sản xuất rượu Champagne sử dụng phương pháp pha trộn nhiều loại nho từ các vụ mùa khác nhau để tạo ra một sản phẩm ổn định và có chất lượng vượt trội.

Đặc trưng của rượu Champagne là nó thường được làm từ sự pha trộn của các loại rượu vang từ các năm thu hoạch khác nhau.

7. Rượu vang nổ được đảo đều hai ngày một lần trong quá trình lên men

Rượu vang nổ được đảo đều hai ngày một lần trong quá trình lên men

Quá trình này được gọi là “riddling,” trong đó các chai rượu vang sủi được lật và lắc để đẩy cặn còn sót lại từ quá trình lên men vào cổ chai. Việc lật chai sẽ thực hiện từng chút một (⅛ hoặc ¼ vòng mỗi lần) sau mỗi hai ngày, giúp rượu sâm banh có được sự trong suốt hoàn hảo và không có cặn thừa. Ngày nay, quá trình này chủ yếu được thực hiện bằng máy móc, nhưng một số thương hiệu vẫn thực hiện thủ công, giữ lại nét truyền thống trong sản xuất!

8. Rượu Champagne đã từng được gọi bằng cái tên “Rượu của quỷ”

Rượu Champagne đã từng được gọi bằng cái tên “Rượu của quỷ”

Sự ra đời của ngành công nghiệp rượu Champagne có thể nói là khá ngẫu nhiên. Vào thời kỳ đầu, việc sản xuất rượu sâm panh thực sự là một canh bạc, và lại rất nguy hiểm! Những chai thủy tinh mà rượu Champagne được ủ trong đó có xu hướng tự nổ trong các hầm rượu do sự tích tụ carbon dioxide bên trong. Áp suất của rượu vang sủi mạnh đến mức khiến nhiều chai nổ tung và nút chai bật ra bất ngờ.

Chính vì vậy, rượu vang lúc đó được gọi là “le vin diable” (rượu của quỷ) vào thế kỷ 17 và 18. Lúc đó, các nhà sản xuất chưa hiểu rằng một chai thủy tinh chắc chắn hơn là cần thiết để chứa đựng áp suất. Mọi thứ chỉ thay đổi vào thế kỷ 19, nhờ các nghiên cứu của Louis Pasteur giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách lên men trong rượu vang. Cuối cùng, chúng ta đã có thể kiểm soát một cách có ý thức quá trình lên men thứ hai trong chai và rượu Champagne có thể được sản xuất một cách an toàn hơn.

Ngày nay, các chai rượu Champagne được chế tạo để chịu được áp suất do rượu vang tạo ra, cao gấp hai đến ba lần áp suất của lốp xe ô tô!

9. Những chai rượu Champagne cổ nhất thế giới được phát hiện dưới đáy biển Baltic

Những chai rượu Champagne cổ nhất thế giới được phát hiện dưới đáy biển Baltic

Vào năm 2018, một nhóm thợ lặn đã phát hiện ra 30 chai rượu Champagne gần như nguyên vẹn trong đống xác tàu đắm dưới đáy biển Baltic. Những chai rượu này được bảo quản tốt trong điều kiện lạnh, ẩm ướt của biển và được cho là do Clicquot sản xuất vào khoảng thời gian từ năm 1782 đến năm 1788.

10. Không nên đặt rượu Champagne trong tủ lạnh

Không nên đặt rượu Champagne trong tủ lạnh

Mặc dù chúng ta đều thích giữ một chai rượu Champagne trong tủ lạnh để thưởng thức vào dịp bất ngờ, nhưng khi để rượu sâm banh trong tủ lạnh, nút chai có thể bị khô và co lại. Điều này khiến cho khí carbonat tạo nên độ sủi bọt ban đầu có thể thoát ra ngoài. Và tại thời điểm đó, các mùi và hương vị khác cũng có thể xâm nhập vào (và không ai muốn điều này).

Một cách bảo quản tốt hơn là để chai rượu Champagne ở nơi tối, ví dụ như hầm rượu vang. Nhưng nếu bạn không có hầm rượu, thì góc tủ bếp sẽ là lựa chọn tốt. Rượu Champagne nên được bảo quản nằm ngang để nút chai rượu vang giữ được độ ẩm và đảm bảo có một lớp niêm phong chặt. Nếu cần làm lạnh nhanh, bạn có thể đặt chai rượu vào xô ướp rượu vang chứa nước và đá lạnh trước khi khui chai. Chỉ cần 10-15 phút là rượu Champagne của bạn sẽ được làm lạnh hoàn hảo để thưởng thức.

Tóm lại,
Rượu Champagne, hay rượu sâm banh là một loại rượu vang sủi đặc biệt, mang trong mình những câu chuyện thú vị và lịch sử độc đáo. Hy vọng rằng với 10 sự thật thú vị trên, bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về rượu Champagne, từ đó có thể thưởng thức nó một cách trọn vẹn hơn trong những dịp đặc biệt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *